Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 431 tỷ USD
Giá trị thương hiệu Việt Nam dựa trên dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ Covid-19.

Định giá thương hiệu của các quốc gia được dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ Covid-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay.

Theo báo cáo về Bảng xếp hạng Giá trị thương hiệu Quốc gia năm 2022 của Brand Finance, sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam tương quan với việc quốc gia này đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở Châu Á để tới Việt Nam.

Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam.

Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với Covid-19. Mỗi yếu tố đóng một vai trò động lực thiết yếu giúp tăng giá trị thương hiệu của quốc gia.

Báo cáo cho rằng Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ USD lên tới 431 tỷ USD vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.

Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người, cho dù nằm trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do việc Trung Quốc đóng cửa và căng thẳng tiếp tục giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo báo cáo này, đứng đầu bảng xếp hạng là Hoa Kỳ, giá trị thương hiệu tăng 7% lên 26,5 nghìn tỷ USD. Hoa Kỳ vẫn giữ vững vị trí là thương hiệu quốc gia có giá trị nhất thế giới, duy trì vị trí dẫn đầu so với người xếp thứ 2 là Trung Quốc (tăng 8% lên 21,5 nghìn tỷ USD).

Hoa Kỳ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu nổi bật trong bảng xếp hạng Brand Finance Nation Brands 2022, với giá trị thương hiệu tổng hợp của hai quốc gia này ngang bằng với 98 thương hiệu quốc gia còn lại trong top 100.

Báo cáo cho thấy, trên toàn thế giới, giá trị của các thương hiệu quốc gia đã cơ bản đã trở lại cột mốc trước sự bùng phát của đại dịch.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ USD vào năm 2019.

Mặc dù trên lý thuyết, tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã bắt kịp trở lại với mức độ trước đại dịch nhưng chỉ 50 thương hiệu quốc gia trong đó đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng Covid-19.

Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi Covid-19 tốt nhất. Được xem như ​​mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất trong số tất cả các quốc gia kể cả Trung Quốc - tăng 265 tỷ USD lên 4,1 nghìn tỷ USD.

Nhìn vào mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia hàng năm từ năm 2021, Serbia (59 tỷ USD) và Georgia (18 tỷ USD) là những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất trong bảng xếp hạng Brand Finance Nation Brands 2022, mỗi nước tăng 24% do việc thu hút được các doanh nghiệp Nga sau khi bị cách chức bởi các lệnh trừng phạt quốc tế.

Châu Phi cận Sahara cũng được đại diện trong số 20 thương hiệu quốc gia phát triển nhanh nhất, được dẫn đầu bởi Nam Phi (tăng 23% lên 216 tỷ USD) và Tanzania (tăng 23% lên 41 tỷ USD) là những quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 3 và thứ 4 trên thế giới trong năm nay, tiếp đến là Kenya (tăng 19% lên 80 tỷ USD) và Ghana (tăng 16% lên 57 tỷ USD).

Các nền kinh tế lớn đã trở lại với vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu, trong đó Canada giành lấy vị trí số 1 từ Thụy Sĩ, với tổng điểm sức mạnh thương hiệu là 81,8/100.

Báo cáo cũng nhận định, vào năm 2020, các thương hiệu quốc gia hàng đầu bao gồm Trung Quốc, Ý và Hoa Kỳ được cho là đã phải chịu đựng đáng kể từ làn sóng nhiễm Covid-19 đầu tiên, thì vào năm 2021, họ đã triển khai thành công việc tiêm chủng và kiểm soát vi rút.

Bằng cách này, Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Nhật Bản đều trở lại trong bảng xếp hạng 10 sức mạnh thương hiệu hàng đầu sau sự sụt giảm bất thường trong một năm qua về nhận thức quốc tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Tương tự, Trung Quốc lần đầu tiên lọt vào top 20, giành vị trí thứ 15, Ý và Tây Ban Nha trở lại top 25.

Vũ Khuê
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam
Link bài viết gốc