WSJ: Kinh tế toàn cầu suy yếu trong năm 2023 nhưng không quá tệ như nhiều người lo sợ
Ở châu Âu, những gián đoạn kinh tế do Nga siết cung năng lượng đã giảm bớt và không nghiêm trọng nhiều nhà phân tích lo ngại trước đó - Ảnh: Bloomberg

Theo tờ Wall Street Journal, các cuộc khảo sát doanh nghiệp được công bố ngày 23/11 cho thấy sản lượng kinh tế tại Mỹ và một số nền kinh tế lớn nhất châu Âu có sự suy giảm trong tháng 11. Tuy nhiên, một số chỉ số khác của các nền kinh tế này vẫn tiếp tục cho thấy sự phục hồi bất chấp lạm phát và lãi suất cao.

TRIỂN VỌNG KHÔNG TỒI TỆ NHƯ NHIỀU DỰ BÁO

Theo S&P Global, chỉ số sản lượng tổng hợp của Mỹ, bao gồm hoạt động sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 46,3 điểm trong tháng 11 so với 48,2 điểm của tháng 10. Đây là mức giảm nhanh nhất kể từ năm 2009. Chỉ số dưới 50 cho thấy hoạt động kinh tế đang suy giảm và ngược lại, trên 50 cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng.

“Các công ty đang ghi nhận ngày càng nhiều khó khăn do chi phí sinh hoạt gia tăng, điều kiện tài chính bị thắt chặt - đáng chú ý là chi phí đi vay cao hơn - và nhu cầu suy yếu ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu”, ông Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng về doanh nghiệp của S&P Global Market Intelligence, cho biết.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho biết áp lực lạm phát đã được giải tỏa phần nào trong tháng 11 khi giá vật liệu thô và chi phí vận chuyển giảm xuống.

Thị trường lao động thắt chặt và bảng cân đối tài chính hộ gia đình vẫn ở mức tốt đang hỗ trợ chi tiêu tiêu dùng - một động lực chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Điều này đã giúp doanh số bán lẻ tháng 10 tại Mỹ tăng và được dự báo có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào cuối năm nay. Triển vọng tăng trưởng của Mỹ phụ thuộc một phần vào việc nền kinh tế nước này vượt qua các đợt tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) như thế nào.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức khoảng 2% trong năm 2023, giảm đáng kể so với năm nay và thấp hơn nhiều với mức bình quân 3,3% mỗi năm của thập kỷ trước đại dịch. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, sản lượng kinh tế trên đầu người sẽ vẫn tăng nhẹ.

Trong khi đó, ở châu Âu, những gián đoạn kinh tế do Nga siết cung năng lượng đã giảm bớt và không nghiêm trọng nhiều nhà phân tích lo ngại trước đó.

“Nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp tại châu Âu đang dần thích nghi với tình hình, với các biện pháp như giảm tiêu thụ năng lượng”, ông Adam Posen, chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), cho biết.

Các chính phủ châu Âu cũng đã tung ra các gói hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình lớn hơn dự báo để giúp họ ứng phó với chi phí năng lượng, thực phẩm tăng cao.

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), chỉ số sản lượng tổng hợp dù vẫn ở dưới 50 điểm trong tháng 11 (47,8 điểm), nhưng đã tăng từ đã tăng từ mức 47,3 điểm của tháng trước.

“Chúng ta có thể sẽ kết thúc năm nay với hơn 75% nền kinh tế thế giới tăng trưởng khá tốt”, ông nhận định. “Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ trải qua có các đợt suy thoái tương đối ngắn, không quá nghiêm trọng và có thể tăng trưởng trở lại sớm nhất vào quý 4/2023”.

NHIỀU KHÓ KHĂN VẪN CÒN Ở PHÍA TRƯỚC

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức khoảng 2% trong năm 2023, giảm đáng kể so với năm nay và thấp hơn nhiều với mức bình quân 3,3% của thập kỷ trước đại dịch. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng này, sản lượng kinh tế trên đầu người sẽ vẫn tăng nhẹ.

Dù nhiều nền kinh tế phát triển nhất thế giới được dự báo sẽ khởi đầu năm 2023 tương đối yếu, các nhà kinh tế giờ đây tỏ ra thận trọng hơn khi dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy các chuyên gia cho rằng năm 2023, nền kinh tế thế giới sẽ không diễn biến quá tệ như nhiều người lo sợ trước đó, nhưng khó khăn và thách thức vẫn rình rập phía trước. 

Đối với Mỹ, một câu hỏi lớn là lạm phát có thể hạ nhiệt nhanh thế nào. Tốc độ hạ nhiệt lạm phát sẽ quyết định Fed sẽ tăng lãi suất cao đến mức nào và duy trì ở mức đó trong bao lâu. Năm nay, Fed đang thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh chưa từng thấy kể từ những năm 1980. Nhiều nhà kinh tế dự báo lãi suất tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng tới chi tiêu tiêu dùng trong những tháng tới và đe dọa tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu sẽ đối mặt với thách thức lớn nhất trong những tháng tới. Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom đầu tuần này dọa sẽ siết dòng chảy khí đốt sang châu Âu qua Ukraine từ tuần sau. Đây là một trong những tuyến khí đốt cuối cùng còn lại từ Nga sang châu Âu.

Ở châu Á, triển vọng năm 2023 của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, được đánh giá là tương đối mờ mịt khi nước này đối mặt các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới. Các nhà kinh tế dự báo Trung Quốc chỉ có thể phục hồi tăng trưởng trong năm 2023 khi Bắc Kinh nới lỏng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hiện tại. 

“Trung Quốc đang thử nghiệm điều chỉnh chính sách Covid-19 khi số ca nhiễm tăng lên, đặc biệt tại trung tâm sản xuất Quảng Châu”, bà Magdalene Teo, giám đốc nghiên cứu về thu nhập cố định tại châu Á của Julius Baer. “Bắc Kinh đang nhận ra rằng việc mở cửa trở lại vào mùa đông này sẽ không dễ dàng”.

Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2023 tương đối mờ mịt khi nước này đối mặt các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới - Ảnh: Reuters

Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2023 tương đối mờ mịt khi nước này đối mặt các đợt bùng phát dịch Covid-19 mới - Ảnh: Reuters

Bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ tụt lại phía sau. Ông David Malpass, chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cảnh báo rằng các nước đang phát triển đối mặt một rủi ro kinh tế khác: Đó là các chính sách kiểm soát lạm phát và suy giảm kinh tế tại các nền kinh tế phát triển khiến cho họ rơi vào cảnh thiếu vốn.

Ngọc Trang
Nguồn: VnEconomy
Link bài viết gốc