Logistics không biên giới
Các doanh nghiệp cần hợp tác để cùng nhau cung cấp các dịch vụ tốt cho khách hàng.

Trao đổi với DĐDN, ông Ivan Petrov, Chủ tịch FIATA nhấn mạnh, tất cả đều phải đầu tư vào số hoá, những nền tảng, thuật toán trong quy trình. FIATA cũng sẽ phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ phát triển.

- Thưa ông, trong bối cảnh khủng hoảng và bất ổn của kinh tế chính trị toàn cầu, thách thức nào ngành logistics đang và sẽ phải đối mặt thời gian tới?

Chúng ta luôn có thách thức toàn cầu, không phải là nó ít hơn hay nhiều hơn, lớn hơn hay nhỏ hơn trước đây. Lẽ tự nhiên là mọi người chấp nhận hiện tại nhiều thách thức hơn trong quá khứ. Chúng ta cần phải thay đổi, không phải hoàn cảnh yêu cầu.

Theo đó, có nhiều thách thức đến từ sự tích hợp theo chiều dọc của những hãng tàu lớn, họ “bành trướng”, “lấn sân” mở rộng chuỗi sang vận tải, kho bãi, dịch vụ logistics… hay sự khủng hoảng trong vận tải biển có tính toàn cầu. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đó là vấn đề thật sự.

Cùng với đó là thách thức trong thay đổi nhà cung ứng dịch vụ logistics của các đơn vị chủ hàng. Với sự tích hợp này, các nền tảng số này quyết định cách thực hiện công việc trong tương lại, lúc này các công việc được thực hiện qua các công ty lớn, thông qua các nền tảng. Điều này mang lại vấn đề thật sự cho các công ty nhỏ. Các công ty nhỏ vì thế cần tìm các “thi trường ngách” để có thể phát triển.

Các chuyên gia đã phân tích và chỉ ra rõ các nền tảng số đôi khi đi ngược cách thức, cách làm giữa các doanh nghiệp với nhau (business to business). Tuy nhiên các công ty phải tìm cách tồn tại, phát triển và thích ứng với cách làm việc mới này, và chính vì vậy mà FIATA đã tạo ra một công cụ, nền tảng số để để số hoá và phát hành vận đơn số, vận đơn đa phương thức và là chứng từ có thể thương lượng để trao đổi về sở hữu đối với hàng hoá, và có thể sử dụng trong môi trường số được chấp nhận bởi các bên có liên quan. Đây là công cụ được thiết kế đặc biệt cho các công ty nhỏ và vừa không có các phần mềm quản lý vận tải (TMS), họ có thể tải từ FIATA và họ có thể tham gia cạnh tranh công bằng được ở thị trường toàn cầu.

- Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để vượt thách thức và nắm bắt những xu hướng ông vừa nói trong bối cảnh mới hiện nay?

Thích ứng và tìm hiểu những xu hướng mới đang thế nào là điều doanh nghiệp cần trước tiên. Thích ứng với những công nghệ mới, không ngừng nỗ lực, tìm kiếm khách hàng và sự hài lòng. Đôi khi bạn thấy có nơi, có nền tảng hoàn toàn không có dịch vụ tốt, bạn có vấn đề và họ không giải quyết cho bạn, không có ai trả lời điện thoại… Chính vì thế mà cần nhiều những hoạt động giúp cải thiện dịch vụ và gia tăng hiệu quả cũng như sự hài long của khách hàng với sự tậm tâm, cam kết trong công việc và làm nó theo một cách mới.

- Còn với riêng các doanh nghiệp logistics của Việt Nam, ông có khuyến nghị thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp?

Việt Nam đã tham gia vào các liên minh quốc tế, các hiệp định thương mại tự do với các nước, liên minh lớn. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta đang thúc đẩy thế giới trở nên toàn cầu, tạo nên những kết nối, dễ dàng tiếp cận, tất nhiên ở một vài nơi thì việc này không hề đơn giản. Chúng ta tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực logistics, ở vị trí mà thế giới có thể làm, không có logistics thì không có giao thương, vận chuyển hàng hoá và thông tin là công việc cốt lõi của chúng ta.

Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Logistics Quốc tế -  FIATA World Congress 2025 (FWC 2025) sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam sau những nỗ lực trong việc dành quyền đăng cai của VLA nhiều năm qua. 

Do đó, các doanh nghiệp cần phải hợp tác lại với nhau để cùng nhau cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời với yêu cầu này, các doanh nghiệp logistics ví dụ như ở Việt Nam cần liên kết, hợp tác bằng những mối quan hệ hợp tác thông minh và có đối tác ở trong tất cả các nước thành viên ASEAN, cung cấp dịch vụ không chỉ riêng ở Việt Nam mà cho toàn bộ ASEAN và trên thế giới.

- Việt Nam đã dành được quyền đăng cai Đại hội Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế- FIATA World Congress 2025 (FWC 2025), ông kỳ vọng gì ở chúng tôi?

Các bạn đã được bầu chọn một cách rất tốt, và việc này nâng tầm vóc, vị thế của ngành logistics Việt Nam nói riêng và đất nước các bạn nói chung. Không dễ dàng gì để có thể trở thành chủ nhà của Đại hội quốc tế của Liên đoàn (FIATA World Congress) và tôi muốn chúng mừng các bạn về điều đó, tất nhiên đây là một sự nỗ lực lớn và lâu dài, không phải chỉ một lần, và các bạn phải có một quyết tâm, sẵn sàng thực hiện nó tốt nhất. Các bạn được lựa chọn vì lý do và cũng là tiêu chí lựa chọn quan trọng - các cơ hội kinh doanh mà Việt Nam có thể mang tới.

Chúng tôi không đến để giải trí hay tắm biển, mà là vì các cơ hội kinh doanh, để phát triển các cơ hội, hai chiều. Một điều rất quan trọng chúng tôi muốn thấy là Việt Nam tạo ra các cơ hội kinh doanh có tính toàn cầu, và ngược lại thì phía cộng đồng quốc tế cũng mang đến kinh nghiệm, các mối quan hệ cá nhân, kinh nghiệm kết nối và FIATA là một nền tảng kết nối lý tưởng… từ đó khẳng định được các bạn là đối tác về logistics tốt nhất với thế giới.

Để làm được điều này, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ đối với sự kiện quan trọng này. Chính phủ Việt Nam cần nhận ra có nhiều cơ hội lớn mà sự kiện mang lại, về lợi ích kinh tế có tính địa phương, khu vực và toàn cầu, lợi ích có được từ mạng lưới phủ rộng quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Thy Hằng
Nguồn: Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp
Link bài viết gốc