Chính sách mở đường thị trường logistics
Công nghệ phát triển cực mạnh với chi phí thấp và nhu cầu đối phó hàng loạt biến động của thị trường là hai điều kiện hội tụ đang tạo nên những chuyển biến vô cùng mạnh mẽ của ngành logistics.
Ngành logistics hiện nay đang có sự phát triển bùng nổ với mức tăng trưởng bình quân 14-16% so với mức tăng trung bình của thế giới là 4-5%/năm, điều này được thúc đẩy bởi ba nhóm động lực chính: bản chất ngành, sự phát triển công nghệ, và nhu cầu thị trường được hỗ trợ bởi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tiêu thụ trong nước và sự phát triển của Thương mại điện tử.
Các xu hướng mới nổi
Tuy nhiên, hiện còn nhiều thách thức, rào cản cản trở doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đối số để phát triển logistics thông minh gồm trước hết là nhận thức về vai trò và lợi ích, mối quan hệ tương hỗ giữa mô hình kinh doanh và ứng dụng công nghệ. Điển hình nhất là nhận thức về các cấp độ chuyển đổi số và sự cần thiêt của nó.
Cùng với đó là khó khăn trong chọn giải pháp và quản lý dự án cônTag nghệ, thiếu nhân lực có kỹ năng số phù hợp và thiếu vốn. Đặc biệt là các rào cản từ việc chậm phát triển các hệ thống dịch vụ công.
Trong khi đó, các khái niệm mới liên tục xuất hiện trong ngành logistics gồm “Quản lý Chuỗi Cung ứng” (SCM), “logistics và quản lý chuỗi cung ứng” (LSCM) đã trở nên phổ biến tại các nước phát triển. Thế nhưng, chỉ trong 3 năm gần đây, hàng loạt vấn đề mới đã phát sinh thách thức cả giới chuyên gia LSCM thế giới. Một từ khóa mới đang được nổi lên là “VUCA”. Đó là tổng hợp của các từ “Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ” (Volatility – Uncertainty – Complexity – Ambiguity). Đối với mọi chuyên gia LSCM, không trừ một ai, đều cảm nhận được điều này - thách thức chồng lên thách thức, không chỉ gấp đôi, mà (ít nhất) là bốn lần!
Đáng nói, gần đây, các xu hướng mới nổi gồm các công nghệ nổi trội (Emerging Technologies) với 3 xu hướng: Dữ liệu LỚN - Phân tích dữ liệu (BDA); IoT – ‘Internet vạn vật’; và Nền tảng tích hợp dựa trên điện toán đám mây.
Xu hướng bỏ qua trung gian (Disintermediation) nhà giao nhận (Freight forwarder bypass) mà biểu hiện cụ thể của việc này là sự “lên ngôi” của các Nền tảng (The rise of platform), cho phép các bên mua bán và cung cấp dịch vụ cùng tương tác trực tiếp trên các nền tảng (hay sàn giao dịch) mà không cần trung gian.
Cùng với đó là xu hướng làm việc cơ động (Mobility). Sự Tăng trưởng của Thương mại điện tử (E-commerce). Đặc biệt xu hướng dữ liệu có vai trò quyết định (Data-driven in logistics) khiến các công ty đổ tiền vào hệ thống rồi lại tiếp tục đổ nhiều tiền hơn nữa vào độ bao phủ và dữ liệu.
Đáng lưu ý, Rô bốt và tự động hóa (Robotics and Automation) là xu hướng phát huy các lợi thế của robot và tự động hóa về tốc độ, độ chính xác, thay thế nhân lực, khả năng kết hợp người-máy. Các ứng dụng cụ thể bao gồm Robot, Co-bots, Drone, Robot tự di chuyển (các AMRs), hệ thống tự động chia chọn, tự động đo đạc kích thước hàng hóa, tự động xác định năng lực (vị trí xếp hàng trong kho, tải trọng trống của tàu, xe),…
Cần những chính sách mở đường…
Thứ nhất, cần Chương trình hành động quốc gia về logistics là một quy hoạch tổng thể phát triển ngành (quy hoạch tích hợp) để có thể tạo nền tảng phát triển dài hạn.
Thứ hai, các chương trình phát triển năng lực thực tế: chương trình hành động quốc gia hay các chương trình/dự án/đề án hiện có của các bộ ngành nên tập trung vào một số hoạt động mũi nhọn, gồm phát triển kỹ năng số cho các cấp nhân sự; các chương trình xúc tiến thương mại dựa trên giải pháp logistics hiệu quả và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ với hàng loạt công nghệ mới như đã nêu.
Thứ ba, nguồn vốn phát triển công nghệ gồm các giải pháp của Bộ KH-ĐT với quỹ phát triển công nghệ quốc gia, đề xuất có chương trình đặc biệt cho logistics trong đó việc tiếp cận nguồn vốn và giải ngân không cần theo quy định có tài sản đảm bảo mà dựa trên tính khả thi và hiệu quả kinh doanh do ứng dụng công nghệ. Các địa phương cần chủ động đưa ra mức ngân sách hỗ trợ của địa phương, nhất là hoạt động khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, giải pháp phát triển thị trường chung - chống đứt gãy chuỗi cung ứng bằng cách thông qua Hiệp hội Logistics có thể cùng với các hiệp hội ngành hàng, các cơ quan chức năng xây dựng chuong trình phát triển thị trường chung.
Thứ năm, đào tạo nhân lực. Theo đó, tập trung đào tạo lực lượng tinh nhuệ để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp, khuyến cáo để các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng Freight Forwarder “thế hệ mới”; Tự động hoá và nâng cao hiệu suất hoạt động 3PL; Phát triển các nền tảng tích hợp đa phương thức; Cảng thông minh; Mạng cung ứng số, đây sẽ là cuộc cách mạng mới về chuỗi cung ứng, theo các chuyên gia Mỹ từ năm 2018 thì “SCM đã chết”, thay vào đó là “DSN” (Digital Supply Network).