Đông Hải - Bạc Liêu với dấu ấn thu hút hàng tỷ USD vốn FDI
Trong năm 2020 – 2021, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu đã khẳng định dấu ấn là lá cờ đầu trong lĩnh vực thu hút đầu tư của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 120.000 tỷ đồng trong đó đa phần đều là những dòng vốn FDI tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo, cảng biển nước sâu và nông nghiệp – thủy sản công nghệ cao.
Đầu tàu phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
Với định hướng là cảng biển ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ về kinh tế - vận tại biển hàng hải mà còn cả ý nghĩa về an toàn – an ninh tại Biển Đông, cảng biển nước sâu Gành Hào – Bạc Liêu là đầu tàu thu hút phát triển kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Chính phủ đã phê duyệt phát triển cảng biển nước sâu hỗn hợp Gành Hào – Đông Hải rộng 3.5ha - cách đất liền 17-18km, có thể đón tàu trọng tải từ 30,000 DWT - 100,000 DWT theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/06/2014 và Quyết định số 77/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 về “Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Cảng biển nước sâu Gành Hào – Đông Hải, Bạc Liêu được Hiệp hội doanh nghiệp vận tải biển Hà Lan đầu tư phát triển với mô hình xây dựng định hướng theo Cảng Rotterdam – Cảng biển nước sâu lớn nhất Châu Âu – khẳng định vị thế phát triển kinh tế của Bạc Liêu và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hiệp hội doanh nghiệp Hà Lan đã chính thức cam kết đầu tư theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) với tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD trong giai đoạn 2021-2030 để khảo sát và xây dựng Cảng biển Gành Hào – Đông Hải là điểm trung chuyển, giao thương của vận tải biển kết nối giữa Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu. Cảng biển nước sâu Gành Hào – Bạc Liêu khi hoàn thiện sẽ nằm trong tuyến giao thông biển huyết mạch của Việt Nam theo mô hình cảng biển Rotterdam (Hà Lan). Với mục tiêu này, cảng biển nước sâu Gành Hào – Bạc Liêu sẽ là điểm trung chuyển đặc biệt quan trọng cho tuyến vận tải biển Thái Bình Dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bốn doanh nghiệp Mỹ hàng đầu thế giới đầu tư 4 tỷ USD triển khai dự án điện khí LNG Đông Hải, Bạc Liêu
Tiềm năng về khí hóa lỏng cùng với vị thế địa chiến lược quan trọng với cảng biển nước sâu, Đông Hải – Bạc Liêu thu hút vốn dầu tư FDI về năng lượng khẳng định vị thế là kinh đô năng lượng tái tạo lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Business Forum) lần thứ ba, 3 tập đoàn Delta Offshore Energy, Bechtel Corporation, General Electric và McDermott đã ký thỏa thuận phát triển dự án điện từ khí hóa lỏng tại Đông Hải, Bạc Liêu với giá trị sử dụng thiết bị, dịch vụ của Mỹ lên tới hơn 3 tỷ USD, trong đó hệ thống thiết bị của General Electric - doanh nghiệp Top 3 thế giới sẽ là động lực thu hút hàng loạt các doanh nghiệp ăn theo chuỗi giá trị năng lượng. Dự án điện khí sử dụng khí hóa lỏng Delta Offshore Energy Bạc Liêu sẽ cung cấp 3.200 MW điện cho huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu và Việt Nam, có thể tạo ra hơn 20 TWh điện hàng năm, giúp giải quyết nhu cầu năng lượng sạch, ổn định với giá cả cạnh tranh.
Hệ thống tổ máy sản xuất điện năng từ điện khí LNG của General Electric là cơ hội phát triển hệ thống khoa học kỹ thuật và năng lượng của Việt Nam
Dự án này có tổng mức đầu tư lên đến 50 tỷ USD trong vòng 25 năm và dự kiến lượng nhập khẩu lên đên 3 triệu tấn khí hóa lỏng mỗi năm. Đây là dự án sử dụng LNG sản xuất điện đầu tiên do khu vực tư nhân sở hữu và vận hành, được phê duyệt trong quy hoạch tổng thể phát triển điện lực quốc gia với hình thức 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Luật Đầu tư của Việt Nam.
CP Group phát triển công nghệ nuôi tôm với tổ hợp nghiên cứu thủy sản lớn nhất Đông Nam Á
Trung tâm nghiên cứu tôm giống thủy sản lớn nhất Đông Nam Á của CP Group đặt tại Gành Hào, Đông Hải, Bạc Liêu là mũi nhọn phát triển nông nghiệp công nghệ cao của toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Không chỉ phát triển hệ thống cảng biển nước sâu, điện khí LNG, năng lượng điện gió, Đông Hải – Bạc Liêu còn thu hút hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao – đặc biệt là nuôi yến và nuôi tôm. Với định hướng đồng hành cùng nông nghiệp địa phương trong định hướng triển khai đầu tư 3000 tỷ đồng cho tổ hợp nghiên cứu tôm và thủy sản lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương, CP Group doanh nghiệp hàng đầu Châu Á của Thái Lan chuyên về phát triển nông nghiệp công nghệ cao cùng với UBND Tỉnh Bạc Liêu để phát triển ngành kinh tế thủy sản mũi nhọn tại Đông Hải, Bạc Liêu.
Dấu ấn thu hút đầu tư tại Đông Hải, Bạc Liêu là tiền đề để địa phương xây dựng phát triển kinh tế cho toàn vùng ĐBSCL khẳng định dấu ấn của địa phương cũng như sự chỉ đạo đứng đắn các sở ban ngành nhằm thúc đẩy kinh tế và thu hút đầu tư.